RSS

MANG THAI

29 Dec

Khi một tinh trùng thụ tinh với một trứng, sự mang thai bắt đầu, và các thay đổi phức tạp xảy ra trong cơ thể người phụ nữ cung cấp một môi trường bảo vệ và bổ dưỡng để phôi có thể phát triển. Thông thường mang thai được chia làm 3 giai đoạn, theo một quý ba tháng, phù hợp với các thời kỳ phát triển của em bé.

realsmallbaby2.gifQUÝ ĐẦU TIÊN

Trong vòng 13 tuần đầu mang thai, người phụ nữ sẽ nhận biết được các thay đổi lớn trong cơ thể, mặc dù phần lớn không thấy được. Hầu hết các thay đổi này xảy ra là kết quả của sự thay đổi hormone do thụ thai thành công. Ở một số phụ nữ, các thay đổi này thậm chí bắt đầu trước khi chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên chấm dứt. Những triệu chứng phổ biến gồm buồn nôn và ói mửa, mệt mỏi, ngực to ra và mềm hơn, đi tiểu nhiều hơn, và các thay đổi về xúc cảm tương tự như triệu chứng thời kỳ tiền kinh nguyệt.

Khi thụ thai, đứa bé lúc đó chỉ là một tế bào, sau khi phân chia thành hai, tế bào đó dính chặt vào niêm mạc trong tử cung. Từ thời điểm này cho đến 8 tuần sau đó, đứa bé đang phát triển gọi là phôi. Các tế bào bên trong phôi phát triển cùng các tế bào của người mẹ đi vào từ một bộ phận gọi là nhau, cho phép trao đổi chất dinh dưỡng và chất thải qua máu của phôi và người mẹ.

Vào tuần thứ ba, phôi có hình một trái lê, phần đầu được hình thành ở đỉnh tròn. Chỉ một tuần sau đó, phôi có chiều dài 0.75cm(1/4 in), và đã có các bộ phận chính như não, thận, hệ tiêu hóa và phổi. Lỗ tai bắt đầu hình thành như các vết lõm, mắt hình thành từ cuống, và các nếp gấp của mô sẽ tạo nên diện mạo khuôn mặt.

Trên 4 tuần kế tiếp, các hệ cơ quan chính của cơ thể sẽ phát triển nhanh, nên phôi với chiều dài 2.5cm(1 in) đã có hình dáng con người, có một trái tim đang đập, các chi đã được nối khớp với các ngón tay và ngón chân đang phát triển, các điểm đặc trưng trên khuôn mặt và các cơ. Trong suốt giai đoạn này, phôi sẽ có nhiều nguy cơ phát triển dị thường nhất. Sau 8 tuần, phôi được gọi là bào thai, và vào cuối quý đầu tiên, bào thai có chiều dài 5cm (2 in) và cử động được.

QUÝ THỨ HAI

Trong quý 3 tháng giữa của thay kỳ, bụng người phụ nữ bắt đầu to ra khi tử cung nở ra để thích hợp với bào thai và nhau. Đối với nhiều phụ nữ, đây là quý dễ chịu nhất, khi các triệu chứng khó chịu của lúc đầu khi mang thai biến mất và thay vào đó là cảm giác khỏe mạnh.

Bào thai tiếp tục hoàn thiện trong suốt quý thứ hai, do đó vào cuối tháng htứ sáu, bào thai dài 25-30cm (10-12in). Sự cân bằng cơ thể thay đổi khi thân và tứ chi của bào thai lớn lên. Trong khoảng tháng thứ tư, người mẹ có cảm giác bào thai đá lung tung, một cảm giác được mô tả giống như lo lắng bồn chồn. Đến tháng thứ năm và thứ sáu, tóc, lông mày và lông mi, móng tay, móng chân phát triển. Khả năng nuốt thức ăn, mút ngón cái và phản xạ níu, ôm ghì, giống như trẻ sơ sinh, xuất hiện vào cuối quý thứ hai. Bộ phận duy nhất có thể chưa hoàn thiện chức năng là phổi, vẫn chưa hoàn chỉnh cho đến giữa quý thứ ba.

realsmallbaby2.gifQUÝ THỨ BA

Trong quý cuối cùng khi mang thai, người mẹ lên cân rất nhanh, và trải qua một loạt các triệu chứng khó chịu khi tử cung bắt đầu lấp đầy phần dưới bụng. Có thể xảy ra các bệnh như chứng ợ, bệnh trĩ, chứng giãn tĩnh mạch, chứng táo bón và cảm giác khó thở.

Trong suốt giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, bào thai có khả năng sống bên ngoài tử cung, mặc dù do phổi chưa hoàn thiện nên hầu hết các trẻ được sinh trước 36 tuần cần phải ở trong thiết bị chăm sóc đặc biệt. Một trẻ trung bình, được sinh sau 40 tuần thai, nặng khoảng 3,3 kg (7lb) và dài khoảng 50 cm(20 in).

Sự phát triển của bào thai

thainhi-2.jpg

Vào khoảng 12 tuần, bào thai đã có các bộ phận chính như các chi, và có hình dáng con người. Ngón tay và dấn vân tay phát triển vào tuần 16. Sau 28 tuần bào thai có thể bú, mút ngón tay cái. Sau 36 tuần bào thai đã hoàn thiện hình dạng.

Các giai đọan phát triển của bào thai: 12 tuần, 16 tuần, 28 tuần: tay được hoàn thiện hình dạng, 36 tuần: mặt đã nhẵn).
Em bé trong tử cung

mangthai-sua.jpgBào thai đang phát triển phụ thuộc vào người mẹ cung cấp liên tục dinh dưỡng và khí oxy. Chúng được truyền từ máu người mẹ sang máu bào thai qua nhau, một bộ phận gắn vào tử cung và nối với bào thai bởi dây rốn. Và cùng lúc, chất thải cũng được truyền từ máu bào thai vào dòng máu của người mẹ.

 
1 Comment

Posted by on December 29, 2007 in Mang thai

 

One response to “MANG THAI

  1. mang thai có thai em bé

    December 15, 2008 at 3:31 pm

    ืhình ảnh đẹp